Khóa luận Hoàn thiện công tác lập, đọc, phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cảng Cửa Cấm Hải Phòng - Ninh Thị Thùy Trang

doc 86 trang huongle 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác lập, đọc, phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cảng Cửa Cấm Hải Phòng - Ninh Thị Thùy Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_lap_doc_phan_tich_bang_can_doi.doc

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác lập, đọc, phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cảng Cửa Cấm Hải Phòng - Ninh Thị Thùy Trang

  1. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Lời mở đầu Kế toán là một phương tiện được sử dụng để thu thập, đo lường, đánh giá và truyền đạt những thông tin kinh tế, tài chính về quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ kinh tế. Báo cáo tài chính là sản phẩm quan trọng nhất của quy trình kế toán; nó là công cụ cơ bản để công bố thông tin kế toán của doanh nghiệp. Nó tổng hợp và truyền đạt tất cả các số liệu kế toán được phản ánh trên các tài khoản kế toán, hoặc cả số liệu từ các chứng từ kế toán được lập và trình bày vào báo cáo tài chính để đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của người sử dụng thông tin kế toán. Do vậy mà việc phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính là một công việc vô cùng cần thiết và quan trọng. Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là thông qua việc phân tích báo cáo tài chính, cùng với sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo, Thạc sỹ Hoà Thị Thanh Hương và các cán bộ kế toán phòng Kế toán tài chính Công ty Cổ phần Cảng Cửa Cấm Hải Phòng em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác lập, đọc, phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cảng Cửa Cấm Hải Phòng” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. Nội dung khoá luận của em gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về công tác lập, đọc, phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực tế công tác lập, đọc, phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cảng Cửa Cấm Hải Phòng. Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác lập, đọc, phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cảng Cửa Cấm Hải Phòng. Do hiểu biết và thời gian còn hạn chế nên khoá luận của em không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 11
  2. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC LẬP, ĐỌC, PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề chung về hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm, mục đích và vai trò của báo cáo tài chính  Khái niệm Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, là nguồn cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu về quản lý của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế của mình.  Mục đích Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: - Tài sản; - Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu; - Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác; - Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; - Thuế và các khoản nộp Nhà nước; - Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán; - Các luồng tiền. Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính. Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 22
  3. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP  Vai trò của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là nguồn thông tin quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn phục vụ chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, như các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà đầu tư hiện tại và nhà đầu tư tiềm năng, kiểm toán viên độc lập và các đối tượng khác có liên quan - Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Các báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanh một kỳ hoạt động để có thể đánh giá đúng đắn tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đề ra cách giải quyết, quyết định quản lý kịp thời phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. - Đối với cơ quan quản lý của Nhà nước: Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, giúp cho các cơ quan tài chính Nhà nước thực hiện việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời làm cơ sở cho việc tính thuế và các khoản nộp khác của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước. - Đối với các nhà đầu tư và các chủ nợ: Các nhà đầu tư và các chủ nợ cần các thông tin tài chính để giám sát và bắt buộc các nhà quản lý phải thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra còn phục vụ cho việc ra các quyết định đầu tư và cho vay của họ. 1.1.2. Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - “Trình bày báo cáo tài chính”, gồm: - Trung thực và hợp lý; - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi: + Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng; Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 33
  4. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP + Trình bày khách quan, không thiên vị; + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng; + Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị. 1.1.3. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ 6 nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”: - Hoạt động liên tục; - Cơ sở dồn tích; - Nhất quán; - Trọng yếu và tập hợp; - Bù trừ; - Có thể so sánh. Việc thuyết minh báo cáo tài chính phải căn cứ vào yêu cầu trình bày thông tin quy định trong các chuẩn mực kế toán. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.1.4. Kỳ lập , thời hạn nộp, nơi nhận báo cáo tài chính  Kỳ lập báo cáo tài chính - Kỳ lập báo cáo tài chính năm: Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng. - Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ: là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV). Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 44
  5. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP - Kỳ lập báo cáo tài chính khác: Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng ) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu. Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.  Thời hạn nộp báo cáo tài chính - Đối với doanh nghiệp nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày đối với các đơn vị kế toán; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày đối với các đơn vị kế toán; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. - Đối với các loại doanh nghiệp khác: Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày. Ngoài ra các đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm (quý) cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.  Nơi nhận báo cáo tài chính Nơi nhận báo cáo Cơ Cơ Các loại Kỳ lập Cơ Cơ quan quan DN cấp doanh nghiệp báo cáo quan tài quan đăng ký thống trên chính thuế kinh kê doanh Quý, 1. Doanh nghiệp Nhà nước x x x x x Năm 2. Doanh nghiệp có vốn Năm x x x x x đầu tư nước ngoài 3. Các loại doanh nghiệp Năm x x x x khác Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 55
  6. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính tất cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm nộp Báo cáo tài chính cho các cơ quan chủ quản của mình tại Tỉnh, Thành phố đó. Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trung ương nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan chủ quản là Bộ tài chính. 1.1.5. Nội dung hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính gồm: báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ.  Báo cáo tài chính năm gồm: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03-DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09-DN  Báo cáo tài chính giữa niên độ có 2 loại: báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược. - Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ gồm: + Bảng cân đối kế toán (dạng đầy đủ) Mẫu số B 01a-DN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (dạng đầy đủ) Mẫu số B 02a-DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng đầy đủ) Mẫu số B 03a-DN + Bản thuyết minh báo cáo tài chính (dạng đầy đủ) Mẫu số B 09a-DN - Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược gồm: + Bảng cân đối kế toán (dạng tóm lược) Mẫu số B 01b-DN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (dạng tóm lược) Mẫu số B 02b-DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (dạng tóm lược) Mẫu số B 03b-DN + Bản thuyết minh báo cáo tài chính (dạng tóm lược) Mẫu số B 09b-DN 1.2. Công tác lập bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01-DN) 1.2.1. Khái niệm, kết cấu và cơ sở lập bảng cân đối kế toán  Khái niệm bảng cân đối kế toán Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 66
  7. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.  Kết cấu bảng cân đối kế toán Bảng 1.1: Kết cấu bảng cân đối kế toán (Tóm tắt) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày tháng năm Đơn vị tính: Mã Thuyết Số cuối Số đầu TÀI SẢN số minh năm năm 1 2 3 4 5 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 IV. Hàng tồn kho 140 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 (200=210+220+240+250+260) I. Các khoản phải thu dài hạn 210 II. Tài sản cố định 220 III. Bất động sản đầu tư 240 V.12 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 V. Tài sản dài hạn khác 260 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200) 270 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300=310+330) 300 I. Nợ ngắn hạn 310 II. Nợ dài hạn 330 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 400 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400) 440 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 77
  8. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Số cuối Số đầu Chỉ tiêu Thuyết minh năm năm 1. Tài sản thuê ngoài 24 2. Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 3. Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5. Ngoại tệ các loại 6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án  Cơ sở lập bảng cân đối kế toán - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; - Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết; - Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm trước. 1.2.2. Trình tự và phương pháp lập các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán  Trình tự lập bảng cân đối kế toán: Có 6 bước - Bước 1: Kiểm soát các chứng từ phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ - Bước 2: Cộng sổ kế toán và các tài khoản kế toán trung gian - Bước 3: Thực hiện khoá sổ kế toán tạm thời (Cả sổ kế toán tổng hợp và chi tiết) - Bước 4: Kiểm soát sự phù hợp về số liệu kế toán giữa các sổ kế toán - Bước 5: Kiểm kê và lập biên bản xử lý kiểm kê; thực hiện điều chỉnh số liệu trên hệ thống sổ kế toán trên cơ sở biên bản xử lý kiểm kê - Bước 6: Khoá sổ kế toán chính thức, lập bảng cân đối kế toán vào mẫu bảng B01-DN Sau khi lập, tiến hành kiểm tra công tác lập bảng cân đối kế toán. Quá trình lập bảng cân đối kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quá trình lập bảng cân đối kế toán Kiểm tra, đối Đối chiếu Tập hợp số liệu chiếu NVKTPS số liệu từ sổ kế toán Kiểm tra Lập bảng cân Khoá sổ kế toán, ký duyệt đối kế toán bút toán k/chuyển Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 88
  9. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP  Phương pháp lập các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán - “Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất. - Số hiệu ghi ở cột 3 “Thuyết minh” là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết của các chỉ tiêu này trong bảng cân đối kế toán. - Số liệu ghi vào cột 5 “Số đầu năm” của bảng cân đối kế toán năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của bảng cân đối kế toán năm trước. - Số liệu ghi vào cột 4 “Số cuối năm” của bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, cụ thể như sau: PHẦN TÀI SẢN A.TÀI SẢN NGẮN HẠN (MÃ SỐ 100) Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 I. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110) Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112 1. Tiền (Mã số 111) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), vàng, bạc, kim khí quý, đá quý và tiền đang chuyển. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 111 “Tiền mặt”, 112 “Tiền gửi ngân hàng”, 113 “Tiền đang chuyển” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái . 2. Các khoản tương đương tiền (Mã số 112) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của TK 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” trên Sổ chi tiết TK 121. II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120) Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129 Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 99
  10. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 1. Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 121 “Đầu tư chứng khoán ngắn hạn” và TK 128 “Đầu tư ngắn hạn khác” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái sau khi trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu “Các khoản tương đương tiền”. 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (Mã số 129) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. III. Các khoản phải thu (Mã số 130) Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 138 + Mã số 139 1. Phải thu khách hàng (Mã số 131) Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh (CKKD) tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết TK 131 “Phải thu khách hàng” mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131. 2. Trả trước cho người bán (Mã số 132) Phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán mà chưa nhận sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết TK 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331. 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133) Phản ánh các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong các quan hệ thanh toán ngoài quan hệ giao vốn, có thời hạn thanh toán được 1 năm hoặc trong 1 CKKD. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết TK 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 1368. 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 134) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 1010
  11. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên Sổ cái. 5. Các khoản phải thu khác (Mã số 138) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng liên quan tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 1385, 1388, 334, 338 trên sổ kế toán chi tiết. 6. Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” trên sổ kế toán chi tiết. IV. Hàng tồn kho (Mã số 140) Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149 1. Hàng tồn kho (Mã số 141) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 151 “Hàng mua đang đi đường”, 152 “Nguyên liệu vật liệu”, 153 “Công cụ dụng cụ”, 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, 155 “Thành phẩm”, 156 “Hàng hóa”, 157 ”Hàng gửi đi bán” và 158 “Hàng hoá kho bảo thuế” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái”. 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149) Số liệu chỉ tiêu này ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. V. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150) Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158 1. Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151) Phản ánh số tiền đã thanh toán cho 1 số khoản chi phí nhưng đến cuối kỳ kế toán chưa được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD) của năm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 2. Thuế GTGT được khấu trừ (Mã số 152) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 1111
  12. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chỉ tiêu này phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT còn được hoàn lại đến cuối năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước (Mã số 154) Chỉ tiêu này phản ánh thuế và các khoản khác nộp thừa cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết TK 333 “Thuế và các khoản phải thu Nhà nước” trên Sổ kế toán chi tiết. 4. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158) Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản ngắn hạn khác. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, 141 “Tạm ứng”, 144 “Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. B. TÀI SẢN DÀI HẠN (Mã số 200) Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260 I. Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210) Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 + Mã số 218 + Mã số 219 1. Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211) Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của TK 131 “Phải thu khách hàng” mở chi tiết theo từng khách hàng. 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên sổ kế toán chi tiết TK 136. 3. Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Nợ của TK 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 1368. 4. Phải thu dài hạn khác (Mã số 218) Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan được xếp vào loại tài sản dài hạn, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn và khoản ứng trước cho người bán dài hạn. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết các TK 138, 331, 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 331, 338. Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 1212
  13. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” chi tiết dự phòng phải thu dài hạn khó đòi. II. Tài sản cố định (Mã số 220) Mã số 220 = Mã số 221 + Mã số 222 + Mã số 223 + Mã số 224 + Mã số 225 + Mã số 226 + Mã số 227 + Mã số 228 + Mã số 229 + Mã số 230 1. Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình tại thời điểm báo cáo. Mã số 221 = Mã số 222 + Mã số 223 - Nguyên giá (Mã số 222): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Nợ TK 211 “TSCĐ hữu hình” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. - Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 223): Số liệu chỉ tiêu này được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình” trên sổ kế toán chi tiết TK 2141. 2. Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại TSCĐ thuê tài chính tại thời điểm báo cáo. Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226 - Nguyên giá (Mã số 225): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Nợ TK 212 “TSCĐ thuê tài chính” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. - Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 226): Số liệu chỉ tiêu này được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2142 “Hao mòn TSCĐ thuê tài chính” trên sổ kế toán chi tiết TK 2142. 3. Tài sản cố định vô hình (Mã số 227) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại TSCĐ vô hình tại thời điểm báo cáo. Mã số 227 = Mã số 228 + Mã số 229 Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 1313
  14. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP - Nguyên giá (Mã số 228): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Nợ TK 213 “TSCĐ vô hình” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. - Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 229): Số liệu chỉ tiêu này được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình” trên sổ kế toán chi tiết TK 2143. 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230) Phản ánh toàn bộ giá trị TSCĐ đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dở dang hoặc đã hoàn thành chưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sử dụng. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. III. Bất động sản đầu tư (Mã số 240) Mã số 240 = Mã số 241 + Mã số 242 - Nguyên giá (Mã số 241): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 217 “BĐS đầu tư” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. - Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 242): Số liệu chỉ tiêu này được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 2147 “Hao mòn BĐS đầu tư” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2147. IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250) Mã số 250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259 1. Đầu tư vào công ty con (Mã số 251) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 221 “Đầu tư vào công ty con” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Mã số 252) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của TK 222 “Vốn góp liên doanh” và 223 “Đầu tư vào công ty liên kết” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 3. Đầu tư dài hạn khác (Mã số 258) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác bao gồm: đầu tư trái phiếu, cho vay vốn Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 228 “Đầu tư dài hạn khác” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 259) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 1414
  15. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Phản ánh các khoản dự phòng cho sự giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. V. Tài sản dài hạn khác (Mã số 260) Mã số 260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268 1. Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261) Chỉ tiêu này phản ánh chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa phân bổ vào chi phí SXKD đến cuối kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262) Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 3. Tài sản dài hạn khác (Mã số 268) Chỉ tiêu này dùng để phản ánh các khoản tiền doanh nghiệp đem ký quỹ, ký cược dài hạn và giá trị tài sản dài hạn khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ TK 244 “Ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. Tổng cộng tài sản (Mã số 270) Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200 PHẦN NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (Mã số 300) Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320 I. Nợ ngắn hạn (Mã số 310) Mã số 310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319 + Mã số 320 1. Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311) Phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay ngắn hạn các ngân hàng, công ty tài chính, các đối tượng khác và các khoản nợ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 311”Vay ngắn hạn” và TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 1515
  16. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 2. Phải trả cho người bán (Mã số 312) Phản ánh số tiền phải trả cho người bán có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc dưới 1 CKKD tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có chi tiết TK 331 “Phải trả cho người bán” trên sổ kế toán chi tiết 331. 3. Người mua trả tiền trước (Mã số 313) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 trên sổ kế toán chi tiết. 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314) Phản ánh tổng số các khoản doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo, bao gồm: các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết TK 333 “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên kế toán chi tiết TK 333. 5. Phải trả người lao động (Mã số 315) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 334 “Phải trả người lao động” trên sổ kế toán chi tiết TK 334. 6. Chi phí phải trả (Mã số 316) Phản ánh giá trị các khoản đã tính trước vào chi phí SXKD nhưng chưa được thực chi tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 335 “Chi phí phải trả” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 7. Phải trả nội bộ (Mã số 317) Phản ánh các khoản phải trả nội bộ ngắn hạn giữa đơn vị cấp trên và đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc trong doanh nghiệp. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư chi tiết TK 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ chi tiết TK 336. 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 318) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có TK 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có TK 338 “Phải trả phải nộp khác”, TK 138 “Phải thu khác” trên sổ kế toán chi tiết. 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 1616
  17. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết TK 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352. II. Nợ dài hạn (Mã số 320) Mã số 320 = Mã số 331 + Mã số 332 + Mã số 333 + Mã số 334 + Mã số 336 + Mã số 337 1. Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331) Chỉ tiêu này phản ánh số tiền phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết TK 331 mở theo từng người bán. 2. Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có TK 336 trên sổ kế toán chi tiết TK 333 (Chi tiết các khoản phải trả nội bộ được xếp vào loại nợ dài hạn). 3. Phải trả dài hạn khác (Mã số 333) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có chi tiết TK 338 và TK 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái TK 344 và sổ kế toán chi tiết TK 338 (chi tiết phải trả dài hạn). 4. Vay và nợ dài hạn (Mã số 334) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có TK 341 “Vay dài hạn”, 342 “Nợ dài hạn” và kết quả tìm được của số dư Có TK 3431 trừ dư Nợ TK 3432 cộng dư Có TK 3433 trên sổ kế toán chi tiết TK 343. 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 335) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 336) Chỉ tiêu này phản ánh quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư TK 351 “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 7. Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết TK 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (Chi tiết các khoản dự phòng phải trả dài hạn). Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 1717
  18. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (MÃ SỐ 400) Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 420 I. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410) Mã số 410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 + Mã số 417 + Mã số 418 + Mã số 419 + Mã số 420 + Mã số 421 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411) Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu vào doanh nghiệp như vốn đầu tư của Nhà nước (đối với công ty Nhà nước), vốn góp của các cổ đông (đối với công ty cổ phần) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trên sổ kế toán chi tiết TK 4111. 2. Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412) Chỉ tiêu này phản ánh thặng dư vốn cổ phần ở thời điểm báo cáo của công ty cổ phần. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Có của TK 4112 “Thặng dư vốn cổ phần” trên sổ kế toán chi tiết TK 4112. 3. Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 4118 “Vốn khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 4118. 4. Cổ phiếu quỹ (Mã số 414) Chỉ tiêu này được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 419 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã sô 415) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416) Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh do thay đổi tỷ giá chuyển đổi tiền tệ khi ghi sổ kế toán, chưa được xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 413 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 7. Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 417) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Có của TK 414 “Quỹ đầu tư phát triển” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 1818
  19. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 8. Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Có của TK 415 “Quỹ dự phòng tài chính” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 9. Quỹ khác thuộc vốn Chủ sở hữu (Mã số 419) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 418 “Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 10. Lợi nhuận chưa phân phối (Mã số 420) Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (lỗ) chưa được quyết toán hoặc chưa phân phối tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 421) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. II. Nguồn kinh phí, quỹ khác (Mã số 430) Mã số 430 = Mã số 431 + Mã số 432 + Mã số 433 1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi (Mã số 431) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 431 “Quỹ khen thưởng phúc lợi” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 2. Nguồn kinh phí (Mã số 432) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chênh lệch giữa số dư Có TK 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” với số dư Nợ TK 161 “Chi sự nghiệp” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 433) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 440) Mã số 440 = Mã số 300 + Mã số 400 Tổng cộng TS (Mã số 270) = Tổng cộng NV (Mã số 440) 1.2.3. Phương pháp lập các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán gồm 1 số chỉ tiêu phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đang quản lý Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 1919
  20. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP hoặc sử dụng và 1 số chỉ tiêu bổ sung không thể phản ánh trong bảng cân đối kế toán. Số liệu để ghi vào các chỉ tiêu: Tài sản thuê ngoài; Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công; Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược; Nợ khó đòi đã xử lý; Ngoại tệ các loại; Dự toán chi sự nghiệp, dự án lấy từ số dư Nợ tương ứng các TK 001, 002, 003, 004, 007, 008 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 1.3. Công tác lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02-DN) 1.3.1. Khái niệm, kết cấu và cơ sở lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  Khái niệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) thể hiện kết quả các hoạt động của 1 doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó phản ánh tổng quát các khoản doanh thu (thu nhập) phát sinh và các chi phí đã sử dụng để tạo ra doanh thu (thu nhập) đó; và lãi hay lỗ là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.  Kết cấu báo cáo kết quả HĐKD Bảng 1.2: Kết cấu báo cáo kết quả HĐKD Mã Thuyết Năm Năm Chỉ tiêu số minh nay trước 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 VI.26 3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 VI.27 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.28 5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.29 7. Chi phí tài chính 22 VI.30 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10. LN thuần từ HĐKD ((30=20+(21-22)-(24+25)) 30 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.31 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.32 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52) 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 2020
  21. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP  Cơ sở lập báo cáo kết quả HĐKD - Căn cứ báo cáo kết quả HĐKD của năm trước. - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các TK từ loại 5 đến loại 9. 1.3.2. Phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả HĐKD - “Mã số” ghi ở cột 2 dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất. - Số hiệu ghi vào cột 3 “Thuyết minh” thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong bản thuyết minh báo cáo tài chính năm. - Số liệu ghi vào cột 5 “Năm trước” của báo cáo năm nay căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 “Năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo năm trước. - Phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 4 “Năm nay” như sau: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh (PS) bên Có của TK 511 “Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ” và TK 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số PS bên Nợ của TK 511 và TK 512 đối ứng với bên Có các TK 521 “Chiết khấu thương mại”, TK 531 “Hàng bán bị trả lại”, TK 532 “Giảm giá hàng bán”, TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10) Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02 4. Giá vốn hàng bán (Mã số 11) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số PS bên Có của TK 632 “Giá vốn hàng bán” đối ứng bên Nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20) Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11 6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 2121
  22. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số PS bên Nợ của TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối ứng với bên Có TK 911 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 7. Chi phí tài chính (Mã số 22) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số PS bên Có TK 635 “Chi phí tài chính” đối ứng với bên Nợ TK 911 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. - Chi phí lãi vay (Mã số 23): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 635. 8. Chi phí bán hàng (Mã số 24) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số PS bên Có TK 642 “Chi phí bán hàng”, đối ứng với bên Nợ TK 911 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số PS bên Có của TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” đối ứng bên Nợ của TK 911 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (Mã số 30) Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 – Mã số 22 – Mã số 24 – Mã số 25 11. Thu nhập khác (Mã số 31) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số PS bên Nợ của TK 711 “Thu nhập khác” đối ứng với bên Có của TK 911 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 12. Chi phí khác (Mã số 32) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số PS bên Có của TK 811 “Chi phí khác” đối ứng bên Nợ TK 911 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái. 13. Lợi nhuận khác (Mã số 40) Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành (Mã số 51) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số PS bên Có TK 8211 “Chi phí thuế TNDN hiện hành” đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số PS bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211. Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 2222
  23. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (Mã số 52) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số PS bên Có TK 8212 “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số PS bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8212. 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (Mã số 60): Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70) Chỉ tiêu được hướng dẫn cách tính toán theo thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 30 “Lãi trên cổ phiếu”. 1.4. Công tác đọc, phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD 1.4.1. Sự cần thiết của việc phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD Xuất phát từ nhu cầu thông tin về tình hình tài chính của chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD nhằm: - Cung cấp thông tin để đánh giá rủi ro từ hoạt động đầu tư, cho vay của nhà đầu tư, ngân hàng - Cung cấp thông tin về khả năng tạo ra tiền và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Làm rõ sự biến đổi của tài sản, nguồn vốn và các tác nhân gây ra sự biến đổi đó. - Kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất; giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hoá đã tiêu thụ; tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Trên cơ sở đó có thể đề xuất biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.2. Nội dung của phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD  Phương pháp phân tích Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 2323
  24. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP - Phương pháp so sánh: Dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này có 3 kỹ thuật so sánh chủ yếu: + So sánh tuyệt đối: Là mức độ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. + So sánh tương đối: Là tỷ lệ % mức độ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. + So sánh kết cấu: Là tỷ trọng của 1 chỉ tiêu kinh tế trong tổng thể các chỉ tiêu cần so sánh. - Phương pháp phân tích các chỉ số: Dựa vào mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện, hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động có thể đưa ra những đánh giá về tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra còn sử dụng thêm các phương pháp: thay thế liên hoàn, chênh lệch và nhiều khi do đòi hỏi của quá trình phân tích yêu cầu cần phải sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau để thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu. Qua đó, các nhà quản trị mới đưa ra được các quyết định đúng đắn, hợp lý nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Nội dung phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD a) Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản Là việc xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa cuối năm với đầu năm. Đồng thời xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bổ. Sử dụng Bảng phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản (Bảng 1.3). b) Phân tích cơ cấu và tình hình biến động của nguồn vốn Là việc so sánh sự biến động của tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn cuối năm so với đầu năm. Đồng thời xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ an toàn trong việc huy động vốn, mức độ độc lập trong kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng Bảng phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn (Bảng 1.4). Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 2424
  25. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 1.3: Bảng phân tích cơ cấu & tình hình biến động tài sản Cuối năm so Đầu năm Cuối năm với đầu năm Chỉ tiêu Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ lệ tiền % tiền % tiền % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền & các khoản TĐ tiền II.Các khoản đầu tư TC ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. TÀI SẢN DÀI HẠN I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Các khoản đầu tư TC dài hạn V. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN Bảng 1.4: Bảng phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn Cuối năm so Đầu năm Cuối năm với đầu năm Chỉ tiêu Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ lệ tiền % tiền % tiền % A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí, quỹ khác III. Bất động sản đầu tư TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 2525
  26. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP c) Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả HĐKD dựa vào việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu giữa năm nay và năm trước. Sử dụng Bảng phân tích kết quả kinh doanh (Bảng 1.5). Bảng 1.5: Bảng phân tích kết quả kinh doanh Năm Năm Năm nay so với năm trước Chỉ tiêu trước nay Số tiền Tỷ lệ % 1. Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. DTT về bán hàng & cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. LN gộp về bán hàng & cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng LN kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuê TNDN hoãn lại 17. LN sau thuế TNDN d) Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các tỷ số tài chính cơ bản - Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 2626
  27. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP + Hệ số thanh toán tổng quát: Phản ánh 1 đồng nợ của doanh nghiệp được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản. Tổng tài sản Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng nợ + Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong một khoảng thời gian ngắn. Tiền + Tương đương tiền Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn + Hệ số thanh toán lãi vay: Dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. LN trước thuế và lãi vay (EBIT) Hệ số thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả - Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời + Tỷ suất lợi nhuận thuần (gộp) trên doanh thu thuần: Phản ánh trong 1 đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận thuần (gộp). LN thuần (gộp) Tỷ suất LN thuần (gộp) trên doanh thu = Doanh thu thuần + Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Phản ánh cứ 1 đồng vốn mà chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. LN sau thuế Tỷ suất LNST vốn CSH = Vốn CSH bình quân Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 2727
  28. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chương 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC LẬP, ĐỌC, PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HĐKD TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG CỬA CẤM HẢI PHÒNG 2.1. Giới thiệu chung về công ty CP Cảng Cửa Cấm Hải Phòng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty - Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Cảng Cửa Cấm Hải Phòng - Tên giao dịch quốc tế: CUACAM PORT JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: CAMPORT JSC - Trụ sở chính: Số 2 - Đường Ngô Quyền - Phường Máy Chai Quận Ngô Quyền - TP Hải Phòng - Điện thoại: (84-31)3837392 Fax: (84-31)3837393 Công ty Cổ phần Cảng Cửa Cấm Hải Phòng tiền thân là Xí nghiệp Cảng Cửa Cấm Hải Phòng, được thành lập ngày 16/1/1981 trực thuộc Sở Thuỷ sản Hải Phòng. Xí nghiệp Cảng Cửa Cấm Hải Phòng được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác một cầu tàu cùng một số công trình phụ trợ chuyên dụng nhằm phục vụ chủ yếu cho ngành thuỷ sản. Trong những năm 80 cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của nền kinh tế đất nước nói chung và ngành vận tải thuỷ nói riêng, Cảng Cửa Cấm dần được đầu tư, nâng cấp, mở rộng để có thể tiếp nhận, xếp dỡ các tầu hàng nội địa và xuất nhập khẩu có sức chở đến 5000DWT. Năm 1991, Xí nghiệp Cảng Cửa Cấm tham gia vào Liên doanh Vietsolighter, phục vụ chủ yếu cho việc xếp dỡ hàng nhập khẩu từ liên bang Nga và Ukraina về Việt Nam. Sau khi Bộ Kế hoạch & Đầu tư có quyết định giải thể Liên doanh này vì không còn mục tiêu để tồn tại, ngày 31/12/1997 Xí nghiệp Cảng Cửa Cấm được thành lập lại theo quyết định số 2464 QĐ/UB-ĐMDN của UBND Thành phố Hải Phòng. Theo quyết định này Xí nghiệp Cảng Cửa Cấm sẽ trực thuộc Sở Giao thông Công chính Hải Phòng. Ngày 26/2/1998 Xí nghiệp Cảng Cửa Cấm trở thành 1 trong 3 thành viên của Liên doanh dầu nhờn TOTAL Việt Nam. Tuy nhiên, do hoạt động không hiệu Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 2828
  29. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP quả nên 9/2001 Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã có quyết định giải thể Liên doanh dầu nhờn TOTAL Việt Nam và chuyển Liên doanh này thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Xí nghiệp Cảng Cửa Cấm rút khỏi Liên doanh và nhận lại toàn bộ tài sản góp vốn liên doanh của mình. Xí nghiệp Cảng Cửa Cấm từ đó trở thành đơn vị hạch toán độc lập, có tài khoản và con dấu riêng. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Chính Phủ, ngày 11/03/2002 UBND Thành phố Hải Phòng có Quyết định số 511 QĐ/UB về việc tiến hành cổ phần hoá Xí nghiệp Cảng Cửa Cấm. Đến ngày 09/01/2004 Xí nghiệp Cảng Cửa Cấm chính thức cổ phần hoá và đổi tên thành Công ty Cổ phần Cảng Cửa Cấm Hải Phòng theo Quyết định số 17/QĐ-UB ngày 06/01/2004 và giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0203000682 ngày 09/01/2004. Công ty CP Cảng Cửa Cấm Hải Phòng là doanh nhiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản, có con dấu riêng để giao dịch, được liên doanh trong và ngoài nước. Mọi hoạt động kinh tế của Công ty được thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước, đúng quy định của Bộ tài chính.  Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 3 năm gần đây: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. DTT về bán hàng & cung cấp 7.495.438.067 17.075.483.464 26.436.821.524 dịch vụ 2. LN gộp về bán hàng & cung 964.751.595 2.612.788.622 6.166.683.240 cấp dịch vụ 3. LN thuần từ HĐKD (13.419.152) 1.580.436.335 3.800.780.840 4. LN khác 165.878.167 335.219.063 170.277.266 5. Tổng LN kế toán trước thuế 152.459.015 1.915.655.398 3.971.058.106 6. Thuế TNDN - 149.067.643 328.951.779 7. LN sau thuế TNDN 133.401.639 1.766.587.755 3.642.106.327 (Nguồn: Phòng Kế toán - tài chính) 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty  Ngành nghề kinh doanh - Dịch vụ vận tải; - Kinh doanh dịch vụ cảng biển; Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 2929
  30. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP - Vận tải thuỷ bộ; - Đại lý và môi giới hàng hải ; - Đại lý xăng dầu, vật tư, thiết bị, cung ứng dịch vụ cho tàu, sửa chữa, gia công, cơ khí, xây dựng.  Quá trình cung cấp dịch vụ: - Đối với dịch vụ xếp dỡ: + Khi tàu cập cảng nhân viên của tàu khai hàng tại kho hàng sau đó đến phòng kế hoạch để làm kế hoạch. + Phòng kế hoạch cử nhân viên trực tiếp đi xác nhận chính xác sản lượng hàng xếp dỡ. Sau đó quay về phòng kế hoạch để định giá. Giá được xác định căn cứ vào biểu cước và tình hình thực tế từng thời điểm khác nhau. + Sau khi xác định giờ cập bến. Chủ tàu cầm bảng khai hàng hoá và bảng định giá đến phòng kế toán thanh toán, kế toán căn cứ vào các giấy tờ liên quan để viết hoá đơn GTGT. - Đối với các dịch vụ khác: lưu kho, lưu bãi, cung cấp điện nước Khi tàu cập cảng - công ty cấp lệnh - chủ tàu giao hàng - 2 bên làm hợp đồng giao hàng - kế toán công ty viết hoá đơn tính cước. 2.1.3. Thuận lợi và khó khăn  Thuận lợi: - Là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ít biến động và mang tính ổn định; - Cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn đoàn kết nhất trí.  Khó khăn: Hệ thống tàu biển ngày càng lớn và nhiều, đòi hỏi hệ thống cảng biển phải ngày càng rộng lớn và hiện đại, trong khi đó: - Mặt bằng và bãi của công ty hạn hẹp, manh mún, hệ thống cầu tàu đã cũ và lạc hậu, chi phí cải tạo lớn; - Vị trí địa lý không thuận lợi, hàng năm bị sa bồi rất lớn; - Thiết bị phương tiện xếp dỡ cũ; - Trình độ kỹ thuật và tay nghề công nhân còn thấp; - Năng lực của cán bộ quản lý còn hạn chế. Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 3030
  31. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Để đảm bảo hoạt động của Công ty có hiệu quả, đúng pháp luật, phát huy sức mạnh của tập thể và của từng cá nhân đơn vị. Công ty đã bố trí tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và chỉ đạo điều hành sản xuất theo sơ đồ 2.1 dưới đây: Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy Công ty CP Cảng Cửa Cấm Hải Phòng Phó TGĐ ĐẠI HỘI ĐỒNG Nội chính CỔ ĐÔNG  Đại hội đồng cổ đông Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, thực thi tất cả các quyền hạn của Công HỘI ĐỒNG ty nhưng không làm giảm hoặc giớiQUẢN hạn các TRỊ quyền của Hội đồng quản trị (HĐQT). Đại hội cổ đông tiến hành bầu ra HĐQT và Ban kiểm soát.  Hội đồng quản trị TỔNG GIÁM ĐỐC Có 5 thành viên, có nhiệm kỳ tối đa 5 năm và có thể được bầu lại tại Đại hội Phó TGĐ cổ đông tiếp theo. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền nhân danh Công ty trừ Kinh doanh những thẩm quyền thuộc Đại hội cổ đông. HĐQT có trách nhiệm xây dựng tổ chức P.Kế toán – Đội cơ giới bộ máy điều hành của Công ty. Ban hành các qui chế tổ chức và giám sát hoạt Tài chính Vận tải động của bộ máy điều hành của Công ty.  Ban kiểm soát Ban kho Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra các báo cáo P.Kỹ thuật – hàng giao tài chính hàng tháng, hàngVật quý, tư hàng năm trước khinhận gửi lên HĐQT.  Tổng giám đốc Công ty P.Kế hoạch Là người đại diện pháp nhân của Công tyĐiều do HĐQTđộ - bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm chịu trách nhiệm về KQKD, sản xuất và xếpthực dỡ hiện nghĩa vụ đối với Nhà XN Cơ khí nước. Có quyền quyếtSửa định chữa cơ thuỷ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty và xí nghiệp thành viên theo nguyên tắc tinh giảm gọn nhẹ, đảm bảo HĐKD có hiệu quả.  Phó Tổng giám đốc nội chính Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm về hoạt động, quản lý trong nội bộ Công ty, quản lý Phòng tổ chức hành chính.  Phó Tổng giám đốc kinh doanh Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 3131
  32. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chịu trách nhiệm kinh doanh, khai thác khách hàng tăng thu cho hoạt động dịch vụ của Công ty. Quản lý, điều hành, giám sát các phòng ban kế hoạch điều độ, Ban kho hàng giao nhận.  Phòng Tổ chức Hành chính - Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, tuyển dụng, bố trí lao động, thực hiện giải quyết các chế độ chính sách về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, vệ sinh bảo hộ lao động. - Quản lý, mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ văn phòng làm việc. Công tác văn thư lưu trữ, đánh máy, tạp vụ bảo vệ phương tiện, tài sản của Công ty  Phòng Kế hoạch Điều độ - Xếp dỡ - Tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc về công tác thương vụ, kế hoạch: Nội dung các hợp đồng kinh tế, biểu giá cước xếp dỡ, mối quan hệ chủ tàu, chủ hàng. - Công tác Cảng vụ: Quản lý cầu bến, điều tiết tàu, xà lan ra vào Cảng đảm bảo an toàn cầu tàu, phương tiện, đảm bảo tuân thủ các qui định an toàn Hàng hải, quản lý Cảng vụ Hải Phòng.  Phòng Kế toán - Tài chính - Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra quản lý tài sản và nguồn hình thành tài sản, cân đối vốn và nguồn vốn. Thực hiện các quy định của Pháp luật về Kế toán và tài chính cũng như các quy chế quản lý tài chính của Công ty. - Lập báo cáo tài chính, tổ chức thực hiện thanh quyết toán hàng năm với cơ quan thuế, tài chính theo quy định của Nhà nước.  Phòng Kỹ thuật - Vật tư - Quản lý các công trình cầu tàu, kho, bãi, công cụ xếp dỡ. - Quản lý, cấp phát nhiên liệu, hệ thống điện, trạm điện. Thống kê vật tư, nhiên liệu sửa chữa. Cung ứng vật tư, sửa chữa toàn bộ phương tiện xếp dỡ.  Ban kho hàng giao nhận - Thực hiện mọi thủ tục liên quan đến xuất - nhập, giao - nhận hàng hoá phục vụ các đối tượng khách hàng, nhằm mục đích cuối cùng là thông quan, thông Cảng. Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 3232
  33. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP - Giải quyết các tranh chấp ngoại thương, cũng như tranh chấp khiếu kiện giữa các bên liên quan (nếu xảy ra), trên cơ sở bảo vệ quyền lợi tối đa cho Công ty. - Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác khai thác - sử dụng kho bãi, cũng như đề xuất chọn lựa mặt hàng phù hợp để khai thác bãi có hiệu quả cao nhất.  Đội cơ giới vận tải - Quản lý lao động, bố trí phương tiện thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty. - Sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị nâng theo quy trình sử dụng an toàn thiết bị, quy trình xếp dỡ  Xí nghiệp Cơ khí sửa chữa thuỷ - Gia công cơ khí, sửa chữa các phương tiện vận tải thuỷ - bộ. - Dịch vụ cung ứng vật tư, kỹ thuật cho ngành Hàng hải. - Kinh doanh cảng biển, đại lý và môi giới vận tải hàng hoá thuỷ - bộ. 2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán tại Công ty CP Cảng Cửa Cấm được tổ chức theo hình thức tập trung như sơ đồ 2.2 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Cảng Cửa Cấm Hải Phòng Kế toán trưởng - Thủ quỹ; - Kế toán TM; - Kế toán vật tư - Kiêm kế toán - Kế toán doanh NVL, CCDC NH; phải thu thu,thuế; - Kiêm kế toán khác; phải trả - Kiêm kế toán tiền lương khác; chi phí phải thu KH, phải phải trả trả người bán Trong đó: Mối quan hệ hỗ trợ công tác và chỉ đạo nghiệp vụ Mối quan hệ quản lý và chỉ đạo Mối quan hệ phối hợp công tác và hỗ trợ nghiệp vụ Phòng kế toán của Công ty gồm 4 thành viên, có trách nhiệm hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 3333
  34. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP  Kế toán trưởng Là người chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về việc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán trong Công ty. Có nhiệm vụ điều hành, phụ trách chung công việc của cả phòng kế toán, phụ trách tổ chức hạch toán kế toán, trực tiếp kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ký duyệt chứng từ, báo cáo trước khi trình Tổng giám đốc. Đồng thời lập báo cáo quyết toán quý, năm theo đúng quá trình kinh doanh.  Thủ quỹ Thủ quỹ kiêm công tác kế toán theo dõi tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngân hàng; kế toán nguồn vốn, theo dõi các quỹ của Công ty; theo dõi các khoản phải thu, phải nộp khác và chi phí phải trả.  Kế toán tiền mặt Kế toán theo dõi tiền mặt kiêm kế toán doanh thu, thuế đồng thời theo dõi các khoản phải thu khách hàng và phải trả người bán. Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt của toàn Công ty. Lập hoá đơn GTGT, vào các sổ sách liên quan có liên quan đến doanh thu, thuế, nợ phải thu của khách hàng và phải thanh toán với nhà thầu.  Kế toán vật tư Kế toán theo dõi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, theo dõi tài sản cố định đồng thời kiêm kế toán tiền lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. 2.1.6. Hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán áp dụng tại Công ty Công ty hiện nay đang áp dụng hình thức sổ kế toán “ Nhật ký - chứng từ”. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức ” Nhật ký - chứng từ” như sơ đồ 2.3 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký - chứng từ Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ Sổ, thẻ kế Bảng kê NHẬT KÝ toán chi tiết CHỨNG TỪ Bảng tổng hợp Sổ cái chi tiết Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 3434
  35. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁO CÁO TÀI CHÍNH Trong đó: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán gốc, kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của các chứng từ, giấy tờ có liên quan. Tiến hành định khoản ghi trực tiếp vào các Nhật ký - chứng từ hoặc Bảng kê, Sổ chi tiết có liên quan (theo dõi cho từng đối tượng). Cuối tháng, kế toán căn cứ Bảng kê ghi chép vào Nhật ký - chứng từ, cộng số liệu trên các Nhật ký - chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các Nhật ký - chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký - chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Sau khi khoá sổ, kế toán căn cứ vào các số liệu trên Nhật ký - chứng từ, Sổ cái, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết để lập các Báo cáo tài chính. Hệ thống sổ kế toán sử dụng: Hình thức kế toán “ Nhật ký - chứng từ” gồm các loại sổ: Nhật ký chứng từ; Bảng kê; Sổ cái tài khoản; Sổ, thẻ kế toán chi tiết. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VND). Phương pháp hạch toán Thuế GTGT là phương pháp khấu trừ. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Chế độ kế toán áp dụng là chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện kèm theo. Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 3535
  36. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2. Thực tế công tác lập, đọc, phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả HĐKD tại Công ty CP Cảng Cửa Cấm Hải Phòng 2.2.1. Quá trình lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD tại Công ty  Công tác chuẩn bị trước khi lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD tại công ty gồm các bước như sau: Bước 1: Kiểm soát các chứng từ cập nhật Kế toán kiểm tra, đảm bảo các chứng từ kế toán là chính xác, có thực. Sau đó phản ánh những chứng từ kế toán này vào sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết có liên quan, nhật ký chứng từ và bảng kê. Phản ánh các chứng từ kế toán vào sổ kế toán phải kiểm soát quan hệ đối ứng tài khoản trong nhật ký chứng từ và bảng kê; kiểm soát quan hệ cân đối (tổng số tiền ghi nợ phải bằng tổng số tiền ghi có). Bước 2: Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian (Sơ đồ 2.4) Các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 không có số dư cuối kỳ và được kết chuyển sang các tài khoản trung gian. Sau khi kiểm tra tính phù hợp, chính xác về mặt số liệu kế toán giữa các tài khoản tổng hợp, giữa số liệu kế toán phản ánh trên sổ cái tài khoản và sổ chi tiết, kế toán căn cứ vào sổ cái các tài khoản để tiến hành kết chuyển. Sơ đồ 2.4: Sơ đồ kế toán tổng hợp các bút toán kết chuyển trung gian 632 911 511 K/c giá vốn K/c doanh thu thuần 635 515 K/c chi phí tài chính K/c doanh thu HĐTC 642 711 K/c chi phí QLDN Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 3636
  37. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K/c thu nhập khác 811 421 K/c chi phí khác K/c lỗ 821 K/c chi phí thuế TNDN K/c lãi Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 3737
  38. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP * Phương pháp kết chuyển - Kết chuyển các loại doanh thu, thu nhập từ tài khoản loại 5, loại 7 sang bên Có của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. - Kết chuyển các loại chi phí từ tài khoản loại 6, loại 8 (trừ TK 621, TK 622, TK 627) sang bên Nợ của TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Bước 3: Kiểm kê tài sản và xử lý kiểm kê Kế toán tiến hành kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả xử lý kiểm kê vào sổ kế toán trước khi khoá sổ. Đối chiếu công nợ phải thu, phải trả Đối chiếu giữa số liệu ghi trên sổ kế toán chi tiết với Nhật kí chứng từ, Bảng kê và Sổ cái, đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với số liệu thực tế kiểm tra. Trường hợp thừa hoặc thiếu tài sản thì kế toán tiến hành lập biên bản xử lý kiểm kê. Căn cứ vào biên bản kiểm kê, xử lý kiểm kê, kế toán tiến hành ghi sổ kế toán các nghiệp vụ xử lý kiểm kê nói trên. Bước 4: Khoá sổ kế toán chính thức Kế toán căn cứ vào việc kiểm soát các chứng từ, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập các sổ sách kế toán có liên quan, cuối kỳ lập các bút toán kết chuyển trung gian, khoá các sổ cái, sổ hạch toán chi tiết và các bảng tổng hợp chi tiết. Để có được số liệu ghi vào sổ cái các TK, hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được kế toán công ty ghi vào bảng kê và nhật ký chứng từ dựa trên các chứng từ gốc. Cuối tháng số phát sinh của mỗi TK được phản ánh trên sổ cái là tổng số tiền phát sinh lấy từ bảng kê và nhật ký chứng từ theo từng TK đối ứng.  Cụ thể công tác lập bảng cân đối kế toán năm 2008 tại Công ty được tiến hành như sau: Sau khi kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian; kiểm kê tài sản và xử lý kiểm kê. Cuối kỳ kế toán công ty khóa các sổ như Sổ cái TK 111, 112 ; Bảng tổng hợp chi tiết 131, 331 Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 3838
  39. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đơn vị: Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Địa chỉ: Ngô Quyền - HP SỔ CÁI TK 111 - Tiền mặt Số dư đầu năm Nợ Có 69,720,907 TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 11 Tháng 12 Cộng năm 1121 240,000,000 500,000,000 320,000,000 620,000,000 135,000,000 9,960,000,000 511 539,139,833 649,788,010 1,202,456,059 167,534,799 1,223,703,468 10,085,304,652 141 31,900,000 2,000,000 19,350,000 16,475,000 12,650,000 1,396,956,236 711 400,000 6,555,454 80,000 250,287,545 Cộng PS nợ 1,427,862,675 1,634,435,517 2,214,460,589 2,121,529,974 2,201,707,825 30,252,807,347 Tổng PS có 1,415,300,532 1,617,439,115 2,110,560,775 2,133,099,904 2,193,996,012 30,289,990,897 Dư nợ 82,283,050 99,279,452 203,176,266 24,825,544 32,537,357 32,537,357 Dư có Ngày 16 tháng 01 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc Ngô Thị Toan Lê Thị Vân Anh Hoàng Đình Đạt Bảng 2.1: Trích số liệu sổ cái TK 111 năm 2008 (Nguồn: Phòng Kế toán - tài chính) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 3939
  40. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đơn vị: Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Địa chỉ: Ngô Quyền - HP SỔ CÁI TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Số dư đầu năm Nợ Có 1,870,923,398 TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 11 Tháng 12 Cộng năm 111 430,000,000 800,000,000 1,210,000,000 140,000,000 1,545,000,000 10,025,000,000 131 11,876,499 394,836,555 665,837,837 1,072,550,891 515 4,323,438 85,785,162 71,832,881 131,533,688 123,992,040 113,485,669 Cộng PS nợ 2,243,235,886 1,435,422,980 1,731,005,670 5,916,123,623 5,279,211,907 45,047,577,196 Tổng PS có 1,428,307,201 2,724,232,330 1,676,787,447 5,843,242,333 4,673,861,630 45,308,790,208 Dư nợ 2,685,852,083 1,397,042,733 1,451,260,956 1,004,360,109 1,609,710,386 1,609,710,386 Dư có Ngày 16 tháng 01 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc Hoàng Thị Nguyệt Lê Thị Vân Anh Hoàng Đình Đạt Bảng 2.2: Trích số liệu sổ cái TK 112 năm 2008 (Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 4040
  41. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đơn vị: Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Địa chỉ: Ngô Quyền - HP SỔ CÁI TK 113 - Tiền đang chuyển Số dư đầu năm Nợ Có TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 11 Tháng 12 Cộng năm 111 515 196,044,000 196,044,000 Cộng PS nợ 196,044,000 196,044,000 Tổng PS có Dư nợ 196,044,000 196,044,000 Dư có Ngày 16 tháng 01 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc Hoàng Thị Nguyệt Lê Thị Vân Anh Hoàng Đình Đạt Bảng 2.3: Trích số liệu sổ cái TK 113 năm 2008 (Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 4141
  42. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đơn vị: Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Địa chỉ: Ngô Quyền - HP BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT PHẢI THU CỦA KHÁCH HÀNG Tháng 12 Năm 2008 Dư nợ đầu tháng Số phát sinh Dự nợ cuối tháng Stt Tên khách hàng Nợ Có Nợ Có Nợ Có CT TNHH Vận tải biển 1 65,717,950 29,368,500 30,000,000 65,086,450 Tân Nhật Thành CT Cổ phần Thương mại 2 60,168,525 60,168,525 Đông Đô CT Cổ phần Thương mại 3 12,711,930 46,365,060 59,076,990 Nhật Hải Đăng CT TNHH Vận tải biển 44 733,202 19,845,000 20,000,000 888,202 Quang Vinh 45 CT Cổ phần Cửa Biển 13,200,000 13,200,000 46 CT TNHH Việt Hà 6,953,490 10,000,000 18,000,000 1,046,510 Tổng cộng 2,361,042,618 733,202 180,277,083 1,393,658,497 1,162,652,682 15,724,680 Bảng 2.4: Trích số liệu Bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng T12/2008 (Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 4242
  43. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đơn vị: Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Địa chỉ: Ngô Quyền - HP SỔ CÁI TK 131 - Phải thu của khách hàng Số dư đầu năm Nợ Có 980,732,786 TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 11 Tháng 12 Cộng năm 511 388,831,796 475,913,895 481,110,937 588,348,519 133,323,700 5,518,273,005 3331 73,658,638 25,775,088 70,727,066 65,456,781 10,463,043 813,086,363 1111 77,500 26,071,715 Cộng PS nợ 1,496,489,794 589,813,783 1,441,846,928 998,079,437 180,277,083 15,959,829,494 Tổng PS có 936,907,399 811,329,425 951,730,206 2,584,573,451 1,393,658,497 15,793,634,278 Dư nợ 1,540,315,181 1,318,799,539 1,808,916,261 2,360,309,416 1,146,928,002 1,146,928,002 Dư có Ngày 16 tháng 01 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc Ngô Thị Toan Lê Thị Vân Anh Hoàng Đình Đạt Bảng 2.5: Trích số liệu sổ cái TK 131 năm 2008 (Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 4343
  44. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đơn vị: Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Địa chỉ: Ngô Quyền - HP BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN Tháng 12 Năm 2008 Dư nợ đầu tháng Số phát sinh Dự nợ cuối tháng Stt Tên người bán Nợ Có Nợ Có Nợ Có CT Vận tải thiết bị 1 271,250,000 271,250,000 xây dựng Sơn Tùng 2 CT Cổ phần Bảo Lâm 141,360,000 141,360,000 CT Cổ phần Nạo vét & 3 166,494,000 45,000,000 121,494,000 xây dựng Thái Bình Dương CT Cổ phần Vận tải 4 24,898,673 24,898,673 xếp dỡ An Hải Tổng cộng 579,104,000 45,000,000 24,898,673 559,002,673 Bảng 2.6: Bảng tổng hợp chi tiết phải trả người bán T12/2008 (Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 4444
  45. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đơn vị: Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Địa chỉ: Ngô Quyền - HP SỔ CÁI TK 331 - Phải trả người bán Dư nợ đầu năm Nợ Có 232,635,050 TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 11 Tháng 12 Cộng năm 1111 150,000,000 45,000,000 354,537,310 1121 310,000,000 1,700,000,000 101,250,000 2,417,408,901 336 21,251,508 Cộng PS nợ 310,000,000 1,700,000,000 251,250,000 45,000,000 2,793,197,719 Tổng PS có 2,482,866,885 24,898,673 3,119,565,342 Dư nợ 77,364,950 Dư có 705,501,935 579,104,000 559,002,673 559,002,673 Ngày 16 tháng 01 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc Ngô Thị Toan Lê Thị Vân Anh Hoàng Đình Đạt Bảng 2.7: Trích số liệu Sổ cái TK 331 năm 2008 (Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 4545
  46. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Căn cứ vào Sổ cái các tài khoản, Sổ chi tiết và Bảng tổng hợp chi tiết tiến hành lập các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán - Cột số đầu kỳ (1/1/2008): Căn cứ vào các chỉ tiêu tương ứng trên Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2007 tại cột số cuối kỳ (31/12/2007). - Cột số cuối kỳ (31/12/2008): PHẦN TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (MÃ SỐ 100) (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110) (110=111+112) 1. Tiền (Mã số 111): Để lập chỉ tiêu “Tiền” trên bảng cân đối kế toán, kế toán căn cứ vào sổ cái các TK 111 “Tiền mặt”, 112 “Tiền gửi ngân hàng”, 113 “Tiền đang chuyển”. Trên sổ cái TK 111 (Bảng 2.1) lấy số liệu ở dòng Dư nợ, cột tháng 12 số tiền là 32.537.357 đồng. Tương tự vậy trên sổ cái TK 112 (Bảng 2.2) và TK 113 (Bảng 2.3) lấy số liệu ở dòng Dư nợ, cột tháng 12 có số tiền: TK 112 là 1.609.710.386 đồng và TK 113 là 196.044.000 đồng. Cột số cuối năm của chỉ tiêu “Tiền” là 1.838.291.743 đồng là tổng số dư nợ cuối tháng 12/2008 của TK 111, 112, 113 trên Sổ cái. 2. Các khoản tương đương tiền (Mã số 112) * Mã số 110 = 1.838.291.743 đồng II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120) (120=121+129) 1. Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 121 và TK 128 trên Sổ cái. Số tiền: 8.736.909.955 đồng 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (Mã số 129): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Có TK 129 trên Sổ cái. Số tiền: (577.909.955) đồng * Mã số 120 = 8.736.909.955 + (577.909.955) = 8.159.000.000 (đồng) III. Các khoản phải thu (Mã số 130) (130=131+132+133+134+138+139) 1. Phải thu khách hàng (Mã số 131): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết TK 131 mở theo từng khách hàng trên sổ chi tiết. Số tiền: 1.162.652.682 đồng 2. Trả trước cho người bán (Mã số 132) 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 4646
  47. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 134) 5. Các khoản phải thu khác (Mã số 138): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 1388, 334, 338 trên sổ kế toán chi tiết. Số tiền: 251.295.463 đồng 6. Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139) * Mã số 130 = 1.162.652.682 + 251.295.463 = 1.413.948.145 (đồng) IV. Hàng tồn kho (Mã số 140) (140=141+149) 1. Hàng tồn kho (Mã số 141): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK 152, 153 trên Sổ cái. Số tiền: 61.084.508 đồng 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149) * Mã số 140 = 61.084.508 đồng V. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150) (150=151+152+154+158) 1. Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151) 2. Thuế GTGT được khấu trừ (Mã số 152): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Nợ của TK 133 trên Sổ cái. Số tiền: 234.402.208 đồng 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước (Mã số 154) 4. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK 1381, 141. Số tiền: 22.400.000 đồng * Mã số 150 = 234.402.208 + 22.400.000 = 256.802.208 (đồng) Mã số 100 = 1.838.291.743 + 8.159.000.000 + 1.413.948.145 + 61.084.508 + 256.802.208 = 11.729.126.604 (đồng) B. TÀI SẢN DÀI HẠN (MÃ SỐ 200) (200=210+220+240+250+260) I. Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210) (210=211+212+213+218+219) 1. Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211) 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212) 3. Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213) 4. Phải thu dài hạn khác (Mã số 218) 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219) II. Tài sản cố định (Mã số 220) (220=221+222+223+224+225+226+227+228+229+230) 1. Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221) (221=222+223) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 4747
  48. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP - Nguyên giá (Mã số 222): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Nợ TK 211 trên Sổ cái. Số tiền: 27.611.163.755 đồng - Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 223): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Có TK 2141 trên sổ kế toán chi tiết TK 2141. Số tiền: (6.520.407.924) đồng Mã số 221 = 27.611.163.755 + (6.520.407.924) = 21.090.755.831 (đồng) 2. Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224) (224=225+226) - Nguyên giá (Mã số 225) - Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 226) 3. Tài sản cố định hữu hình (Mã số 227) (227=228+229) - Nguyên giá (Mã số 228) - Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 229) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK 241 trên Sổ cái. Số tiền: 4.226.245.773 đồng * Mã số 220 = 21.090.755.831 + 4.226.245.773 = 25.317.001.604 (đồng) III. Bất động sản đầu tư (Mã số 240) (240=241+242) - Nguyên giá (Mã số 241) - Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 242) IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250) (250=251+252+258+259) 1. Đầu tư vào công ty con (Mã số 251) 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Mã số 252) 3. Đầu tư dài hạn khác (Mã số 258) 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 259) V. Tài sản dài hạn khác (Mã số 260) 1. Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 242 trên Sổ cái. Số tiền: 93.151.088 đồng 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262) 3. Tài sản dài hạn khác (Mã số 268) * Mã số 260 = 93.151.088 đồng Mã số 200 = 25.317.001.604 + 93.151.088 = 25.410.152.692 (đồng) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 4848
  49. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TỔNG CỘNG TÀI SẢN (MÃ SỐ 270) (270=100+200) Mã số 270 = 11.729.126.604 + 25.410.152.692 = 37.139.279.296 (đồng ) PHẦN NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (MÃ SỐ 300) (300=310+320) I. Nợ ngắn hạn (Mã số 310) (310=311+312+313+314+315+316+317+318+319+320) 1. Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311) 2. Phải trả người bán (Mã số 312): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Có chi tiết TK 331. Số tiền: 559.002.673 đồng. 3. Người mua trả tiền trước (Mã số 313): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131. Số tiền: 15.724.680 đồng. 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 333 trên Sổ cái. Số tiền: 22.736.496 đồng. 5. Phải trả người lao động (Mã số 315): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có của TK 334 trên sổ kế toán chi tiết TK 334. Số tiền: 2.343.534.214 đồng. 6. Chi phí phả trả (Mã số 316): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có TK 335 trên Sổ cái. Số tiền: 1.387.211.770 đồng. 7. Phải trả nội bộ (Mã số 317): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư chi tiết TK 336 trên sổ chi tiết TK 336. Số tiền: 118.692.604 đồng. 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 318) 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có TK 338, TK 138 trên sổ kế toán chi tiết. Số tiền: 383.713.244 đồng. 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320) * Mã số 310 = 559.002.673 + 15.724.680 + 22.736.496 + 2.343.534.214 + 1.387.211.770 + 118.692.604 + 383.713.244 = 4.830.615.681 (đồng) II. Nợ dài hạn (Mã số 320) (320=331+332+333+334+336+337) 1. Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331) 2. Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332) 3. Phải trả dài hạn khác (Mã số 333) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 4949
  50. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 4. Vay và nợ dài hạn (Mã số 334) 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 335) 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 336): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư TK 351 “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm” trên Sổ cái. Số tiền: 141.065.027 đồng. 7. Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337) * Mã số 320 = 141.065.027 đồng Mã số 300 = 4.830.615.681 + 141.065.027 = 4.971.680.708 (đồng) B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (MÃ SỐ 400) (400=410+430) I. Vốn chủ sở hữu (Mã số 410) (410 = 411+412+413+414+415+416+417+418+419+420+421) 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4111 trên sổ kế toán chi tiết. Số tiền: 24.000.000.000 đồng. 2. Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Có của TK 4112. Số tiền: 3.881.400.000 đồng. 3. Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413) 4. Cổ phiếu quỹ (Mã số 414) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã sô 415) 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416) 7. Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 417): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Có của TK 414 trên Sổ cái. Số tiền: 487.762.873 đồng. 8. Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Có của TK 415 trên Sổ cái. Số tiền: 156.329.388 đồng. 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 419) 10. Lợi nhuận chưa phân phối (Mã số 420): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Có của TK 421 trên Sổ cái. Số tiền: 3.642.106.327 đồng. 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 421) * Mã số 410 = 24.000.000.000 + 3.881.400.000 + 487.762.873 + 156.329.388 + 3.642.106.327 = 32.167.598.588 (đồng) II. Nguồn kinh phí, quỹ khác ( Mã số 430 ) (430=431+432+433) 1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi (Mã sô 431) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 5050
  51. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 2. Nguồn kinh phí (Mã số 432) 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 433) Mã số 400 = 32.167.598.588 đồng TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (MÃ SỐ 440) (440=300+400) Mã số 440 = 4.971.680.708 + 32.167.598.588 = 37.139.279.296 đồng Sau khi lập xong các chỉ tiêu, Bảng cân đối kế toán của Công ty tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 như bảng 2.8. Bảng 2.8: Bảng cân đối kế toán Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP (Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Mẫu số B 01-DN Số 2 - Ngô Quyền - HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008 Đơn vị tính: VND Mã Thuyết Số cuối kỳ Số đầu kỳ TÀI SẢN số minh (31/12/2008) (1/1/2008) 1 2 3 4 5 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 11,729,126,604 11,145,272,549 (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1,838,291,743 1,940,644,305 1. Tiền 111 V.01 1,838,291,743 1,940,644,305 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 8,159,000,000 7,327,006,000 1. Đầu tư ngắn hạn 121 8,736,909,955 7,327,006,000 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 (577,909,955) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1,413,948,145 1,747,667,796 1. Phải thu khách hàng 131 1,162,652,682 1,029,990,386 2. Trả trước cho người bán 132 496,500,000 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4. Phải thu theo tiến độ KH hợp đồng XD 134 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 251,295,463 221,177,410 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 IV. Hàng tồn kho 140 61,084,508 8,295,560 1. Hàng tồn kho 141 V04 61,084,508 8,295,560 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 256,802,208 121,658,888 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 234,402,208 69,107,510 Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 5151
  52. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 3. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 154 V.05 20,651,378 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 22,400,000 31,900,000 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 25,410,152,692 21,992,031,352 (200=210+220+240+250+260) I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 II. Tài sản cố định 220 25,317,001,604 20,592,263,932 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 21,090,755,831 20,592,263,932 - Nguyên giá 222 27,611,163,755 25,082,442,165 - Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (6,520,407,924) (4,490,178,233) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 - Nguyên giá 225 - Giá trị hao mòn luỹ kế 226 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 - Nguyên giá 228 - Giá trị hao mòn luỹ kế 229 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 4,226,245,773 III. Bất động sản đầu tư 240 V.12 - Nguyên giá 241 - Giá trị hao mòn luỹ kế 242 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 V. Tài sản dài hạn khác 260 93,151,088 1,399,767,420 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 93,151,088 1,399,767,420 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 3. Tài sản dài hạn khác 268 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270=100+200) 270 37,139,279,296 33,137,303,901 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300=310+330) 300 4,971,680,708 3,220,341,640 I. Nợ ngắn hạn 310 4,830,615,681 2,541,887,941 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 452,000,000 2. Phải trả người bán 312 559,002,673 729,135,050 3. Người mua trả tiền trước 313 15,724,680 49,257,600 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 22,736,496 5. Phải trả người lao động 315 2,343,534,214 521,922,815 6. Chi phí phải trả 316 V.17 1,387,211,770 461,146,337 7. Phải trả nội bộ 317 118,692,604 Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 5252
  53. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 8. Phải trả theo tiến độ KH hợp đồng XD 318 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 383,713,244 328,426,139 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 330 141,065,027 678,453,699 1. Phải trả dài hạn người bán 331 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 3. Phải trả dài hạn khác 333 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 647,000,000 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 141,065,027 31,453,699 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400=410+430) 400 32,167,598,588 29,916,962,261 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 32,167,598,588 29,915,492,261 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 24,000,000,000 24,000,000,000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3,881,400,000 3,881,400,000 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ 414 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 487,762,873 428,286,311 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 156,329,388 68,000,000 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 3,642,106,327 1,537,805,950 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1,470,000 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 1,470,000 2. Nguồn kinh phí 432 V.23 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440=300+400) 440 37,139,279,296 33,137,303,901 Hải phòng, ngày 31 tháng 01 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng giám đốc Lê Thị Vân Anh Hoàng Đình Đạt  Việc lập báo cáo kết quả HĐKD năm 2008 của Công ty cũng giống như lập bảng cân đối kế toán. Cuối kỳ kế toán khoá Sổ cái các tài khoản 511, 632, 515, 635 rồi tiến hành lập báo cáo kết quả HĐKD. Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 5353
  54. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đơn vị: Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Địa chỉ: Ngô Quyền - HP SỔ CÁI TK 511 - Doanh thu BH & cung cấp DV Số dư đầu năm Nợ Có TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 11 Tháng 12 Cộng năm 911 1,075,902,212 1,175,565,224 1,749,060,996 3,978,119,810 3,254,892,010 26,436,821,524 531 Cộng PS nợ 1,075,902,212 1,175,565,224 1,749,060,996 3,978,119,810 3,254,892,010 26,436,821,524 Tổng PS có 1,075,902,212 1,175,565,224 1,749,060,996 3,978,119,810 3,254,892,010 26,436,821,524 Dư nợ Dư có Ngày 16 tháng 01 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc Lê Thị Vân Anh Hoàng Đình Đạt Bảng 2.9: Trích số liệu sổ cái TK 511 năm 2008 (Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 5454
  55. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đơn vị: Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Địa chỉ: Ngô Quyền - HP SỔ CÁI TK 632 - Giá vốn hàng bán Số dư đầu năm Nợ Có TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 11 Tháng 12 Cộng năm 154 738,314,596 852,143,073 975,493,818 3,581,777,886 2,783,519,888 20,270,138,284 Cộng PS nợ 738,314,596 852,143,073 975,493,818 3,581,777,886 2,783,519,888 20,270,138,284 Tổng PS có 738,314,596 852,143,073 975,493,818 3,581,777,886 2,783,519,888 20,270,138,284 Dư nợ Dư có Ngày 16 tháng 01 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc Lê Thị Vân Anh Hoàng Đình Đạt Bảng 2.10: Trích số liệu sổ cái TK 632 năm 2008 (Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 5555
  56. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đơn vị: Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Địa chỉ: Ngô Quyền - HP SỔ CÁI TK 515 - Doanh thu HĐTC Số dư đầu năm Nợ Có TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 11 Tháng 12 Cộng năm 911 4,323,438 85,785,162 71,832,881 131,533,688 159,972,595 1,173,746,224 Cộng PS nợ 4,323,438 85,785,162 71,832,881 131,533,688 159,972,595 1,173,746,224 Tổng PS có 4,323,438 85,785,162 71,832,881 131,533,688 159,972,595 1,173,746,224 Dư nợ Dư có Ngày 16 tháng 01 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc Lê Thị Vân Anh Hoàng Đình Đạt Bảng 2.11: Trích số liệu sổ cái TK 515 năm 2008 (Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 5656
  57. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đơn vị: Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Địa chỉ: Ngô Quyền - HP SỔ CÁI TK 635 - Chi phí tài chính Số dư đầu năm Nợ Có TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 11 Tháng 12 Cộng năm 1121 11,194,934 10,842,370 10,662,743 198,807 90,000 85,988,302 121 292,898,979 292,898,979 335 640,262 640,262 129 127,909,955 577,909,955 Cộng PS nợ 11,194,934 10,842,370 10,662,743 198,807 421,539,196 957,437,498 Tổng PS có 11,194,934 10,842,370 10,662,743 198,807 421,539,196 957,437,498 Dư nợ Dư có Ngày 16 tháng 01 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc Lê Thị Vân Anh Hoàng Đình Đạt Bảng 2.12: Trích số liệu sổ cái TK 635 năm 2008 (Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 5757
  58. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đơn vị: Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Địa chỉ: Ngô Quyền - HP SỔ CÁI TK 642 - Chi phí QLDN Số dư đầu năm Nợ Có TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 11 Tháng 12 Cộng năm 1111 14,542,905 3,366,166 17,014,674 7,594,546 48,225,664 309,749,750 1121 20,592,293 7,910,400 7,386,193 3,307,920 3,618,069 124,463,945 214 5,329,639 5,329,639 5,329,639 5,329,639 5,329,639 63,955,668 334 72,056,000 69,006,000 140,675,000 46,062,625 596,434,500 1,598,712,907 Cộng PS nợ 139,092,500 109,256,641 284,235,479 85,897,366 779,168,937 2,582,211,126 Tổng PS có 139,092,500 109,256,641 284,235,479 85,897,366 779,168,937 2,582,211,126 Dư nợ Dư có Ngày 16 tháng 01 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc Lê Thị Vân Anh Hoàng Đình Đạt Bảng 2.13: Trích số liệu sổ cái TK 642 năm 2008 (Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 5858
  59. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đơn vị: Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Địa chỉ: Ngô Quyền - HP SỔ CÁI TK 911 - Xác định KQKD Số dư đầu năm Nợ Có TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 11 Tháng 12 Cộng năm 632 738,314,596 852,143,073 975,493,818 3,581,777,886 2,783,519,888 20,270,138,284 642 139,092,500 109,256,641 284,235,479 85,897,366 779,168,937 2,582,211,126 635 11,194,934 10,842,370 10,662,743 198,807 421,539,196 957,437,498 421 192,023,620 293,286,625 447,640,629 593,457,283 5,336,693,005 821 103,661,208 345,164,893 Cộng PS nợ 1,080,625,650 1,265,528,709 1,821,693,877 4,261,331,342 3,984,228,021 29,491,644,806 Tổng PS có 1,080,625,650 1,265,528,709 1,821,693,877 4,261,331,342 3,984,228,021 29,491,644,806 Dư nợ Dư có Ngày 16 tháng 01 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc Lê Thị Vân Anh Hoàng Đình Đạt Bảng 2.14: Trích số liệu sổ cái TK 911 năm 2008 (Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 5959
  60. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đơn vị: Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Địa chỉ: Ngô Quyền - HP SỔ CÁI TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Số dư đầu năm Nợ Có 1,537,805,950 TK ghi có Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 11 Tháng 12 Cộng năm 4211 1,537,805,950 1,537,805,950 911 549,703,087 1,694,586,678 Cộng PS nợ 1,537,805,950 549,703,087 3,232,392,628 Tổng PS có 192,023,620 293,286,625 447,640,629 593,457,283 5,336,693,005 Dư nợ Dư có 1,729,829,570 2,023,116,195 932,950,874 4,191,809,414 3,642,106,327 3,642,106,327 Ngày 16 tháng 01 năm 2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Tổng Giám đốc Lê Thị Vân Anh Hoàng Đình Đạt Bảng 2.15: Trích số liệu sổ cái TK 421 năm 2008 (Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 6060
  61. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Cụ thể lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả HĐKD như sau: - Cột năm trước: căn cứ vào số liệu ghi ở cột “năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo năm trước. - Cột năm nay: 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số PS bên Có của TK 511 trên Sổ cái (Bảng 2.9) ở dòng TK ghi có 911, cột Cộng năm. Số tiền: 26.436.821.524 đồng. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02) 3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV (Mã số 10) Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02 = 26.436.821.524 đồng. 4. Giá vốn hàng bán (Mã số 11) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số PS bên Có của TK 632 đối ứng bên Nợ của TK 911 trên Sổ cái. Số tiền: 20.270.138.284 đồng. 5. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV (Mã số 20) Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11 = 26.436.821.524 – 20.270.138.284 = 6.166.683.240 (đồng) 6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số PS bên Nợ của TK 515 đối ứng với bên Có TK 911 trên Sổ cái. Số tiền: 1.173.746.224 đồng. 7. Chi phí tài chính (Mã số 22) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số PS bên Có TK 635 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên Sổ cái. Số tiền: 957.437.498 đồng. - Chi phí lãi vay (Mã số 23): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 635. Số tiền: 81.813.502 đồng. 8. Chi phí bán hàng (Mã số 24) 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số PS bên Có của TK 642 đối ứng bên Nợ của TK 911 trên Sổ cái. Số tiền: 2.582.211.126 đồng. 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (Mã số 30) Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 6161
  62. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Mã số 30 = Mã số 20 + ( Mã số 21 – Mã số 22) – Mã số 24 – Mã số 25 = 6.166.683.240 + (1.173.746.224 – 957.437.498) – 2.582.211.126 = 3.800.780.840 (đồng) 11. Thu nhập khác (Mã số 31) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số PS bên Nợ của TK 711 đối ứng với bên Có của TK 911 trên Sổ cái. Số tiền: 276.117.000 đồng. 12. Chi phí khác (Mã số 32) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số PS bên Có của TK 811 đối ứng bên Nợ TK 911 trên Sổ cái. Số tiền: 105.839.734 đồng. 13. Lợi nhuận khác (Mã số 40) Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32 = 276.117.000 - 105.839.734 = 170.277.266 (đồng) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã sô 50) Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 = 3.800.780.840 + 170.277.266 = 3.971.058.106 (đồng) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành (Mã số 51) Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số PS bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211. Số tiền: 328.951.779 đồng. 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (Mã số 52) 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (Mã số 60) Mã số 60 = Mã số 50 – ( Mã số 51 + Mã số 52) = 3.971.058.106 – 328.951.779 = 3.642.106.327 (đồng) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70) Báo cáo kết quả HĐKD năm 2008 của Công ty sau khi đã lập xong như Bảng 2.16 Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 6262
  63. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 2.16: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2008 Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP (Nguồn: Phòng Kế toán – tài chính) Công ty CP Cảng Cửa Cấm HP Mẫu số B 02-DN Số 2 - Ngô Quyền - HP (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2008 Đơn vị tính: VND Mã Thuyết Chỉ tiêu Năm nay Năm trước số minh 1 2 3 4 5 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 01 VI.25 26,436,821,524 17,089,845,482 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 VI.26 14,362,018 3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV 10 VI.27 26,436,821,524 17,075,483,464 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.28 20,270,138,284 14,462,694,842 5. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV 20 6,166,683,240 2,612,788,622 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.29 1,173,746,224 447,143,953 7. Chi phí tài chính 22 VI.30 957,437,498 154,251,581 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 81,813,502 148,211,830 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2,582,211,126 1,325,244,659 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30 3,800,780,840 1,580,436,335 11. Thu nhập khác 31 276,117,000 608,580,881 12. Chi phí khác 32 105,839,734 273,361,818 13. Lợi nhuận khác 40 170,277,266 335,219,063 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 3,971,058,106 1,915,655,398 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.31 328,951,779 149,067,643 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.32 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 3,642,106,327 1,766,587,755 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Hải phòng, ngày 31 tháng 01 năm 2009 Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng giám đốc Lê Thị Vân Anh Hoàng Đình Đạt Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 6363
  64. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 2.2.2. Công tác đọc, phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD tại Công ty Sau khi lập xong, kiểm tra tính chính xác của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD, Công ty tiến hành phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD. Việc phân tích do phòng kế toán thực hiện, tuy nhiên việc phân tích chỉ được tiến hành trong phạm vi hẹp, mới chỉ dừng lại ở việc so sánh 1 số chỉ tiêu để thấy được sự biến động mà chưa chỉ ra được nguyên nhân cũng như giải pháp cho sự biến động đó. Bảng so sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận Mức chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % 1. Doanh thu thuần 17.075.483.464 26.436.821.524 +9.361.338.060 +35,41 2. Lợi nhuận gộp 2.612.788.622 6.166.683.240 +3.553.894.618 +57,63 3. Tổng chi phí 1.752.858.058 3.645.488.358 +1.892.630.300 +51,92 4. Lợi nhuận TT 1.580.436.335 3.800.780.840 +2.220.344.505 +58,42 5. Lợi nhuận sau thuế 1.766.587.755 3.642.106.327 +1.875.518.572 +51,5 - Doanh thu thuần năm 2008 so với năm 2007 tăng 9.361.338.060 đồng tương ứng với tỷ lệ 35,41%. - Lợi nhuận gộp năm 2008 so với năm 2007 tăng 3.553.894.618 đồng tương ứng với tỷ lệ 57,63%. - Tổng chi phí năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.892.630.300 đồng tương ứng với tỷ lệ 51,92%. - Lợi nhuận trước thuế năm 2008 so với năm 2007 tăng 2.220.344.505 đồng tương ứng với tỷ lệ 58,42%. - Lợi nhuận sau thuế năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.875.518.572 đồng tương ứng với tỷ lệ 51,5%. Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 6464
  65. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP, ĐỌC, PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HĐKD TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG CỬA CẤM HẢI PHÒNG 3.1. Đánh giá chung về tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, về công tác lập, đọc, phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD tại Công ty CP Cảng Cửa Cấm Hải Phòng Sau một thời gian thực tập tìm hiểu về Công ty CP Cảng Cửa Cấm Hải Phòng, tìm hiểu về thực trạng công tác hạch toán kế toán của công ty, em xin có một số nhận xét sau: 3.1.1. Những ưu điểm  Về tổ chức bộ máy quản lý: - Công ty CP Cảng Cửa Cấm Hải Phòng là doanh nhiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập. Để đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh, Ban lãnh đạo công ty đã áp dụng mô hình quản lý trực tuyến chức năng phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Các phòng ban trong Công ty đã luôn hoàn thành đúng chức năng và nhiệm vụ của mình, đã tham mưu và giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty về những công việc thuộc chuyên môn nghiệp vụ của mình.  Về tổ chức bộ máy kế toán: - Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, có sự phân công công việc rõ ràng. Mỗi kế toán viên đảm nhận một phần hành kế toán khác nhau, phù hợp với chuyên môn và năng lực của từng kế toán viên. Kế toán viên chịu sự kiểm tra, quản lý cuả kế toán trưởng đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và thái độ làm việc của từng nhân viên kế toán. - Công ty đã áp dụng các chính sách, chế độ kế toán mới kịp thời. Các chính sách chế độ kế toán được Bộ tài chính sửa đổi, Công ty luôn cử cán bộ kế toán đi học tập và nắm bắt các chính sách mới đó. Nhằm đảm bảo cho bộ máy kế toán của công ty hoạt động hiệu quả và độ chính xác về chuẩn mực kế toán do Bộ tài chính quy định. Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 6565
  66. Trường ĐH Dân Lập Hải Phòng KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP  Về công tác lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD: - Việc lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD tại Công ty luôn được đổi mới theo Thông tư và Quyết định mới nhất của Bộ tài chính. Cụ thể, hiện nay Công ty đang lập báo cáo tài chính nói chung, bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD nói riêng theo Quyết định số 15 ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính. - Trước khi lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD, kế toán Công ty đã tiến hành kiểm tra lại số liệu trên các sổ chi tiết, sổ và bảng tổng hợp để đảm bảo tính chính xác về nội dung, số liệu của các nghiệp vụ phát sinh. Công tác kiểm soát tính chính xác, trung thực của các nghiệp vụ kinh tế được tiến hành thường xuyên, liên tục là một trong những yếu tố quan trọng giúp công tác lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD của Công ty được nhanh chóng, chính xác, phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong kỳ kế toán. 3.1.2. Những nhược điểm  Về công tác kế toán - Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán là Nhật ký - chứng từ. Hình thức này tương đối phức tạp, không còn phù hợp với điều kiện cơ giới hoá công tác kế toán vì kết cấu mẫu sổ phức tạp, hệ thống sổ sách còn cồng kềnh nhiều sổ sách nên nhiều khi không cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chi tiết giúp các nhà quản lý ra quyết định. Ví dụ: Nếu chỉ nhìn vào Sổ cái thì chưa chắc người xem thông tin trên Sổ cái có thể biết được nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Vì vậy người cần biết thông tin phải tìm hiểu nội dung của nghiệp vụ đó ở 1 trong 2 sổ là Bảng kê và Nhật ký chứng từ, gây khó khăn cho người xem thông tin tài chính đó. - Công ty đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán, cụ thể là đã trang bị máy vi tính cho phòng kế toán. Song việc ứng dụng mới chỉ dừng lại ở việc tính toán, lưu trữ tài liệu, công tác kế toán vẫn còn dựa vào lối hạch toán thủ công truyền thống, vẫn chưa giảm bớt thời gian trong khâu lập sổ sách cũng như các báo cáo kế toán. Hơn nữa, phòng kế toán chỉ trang bị 2 máy vi tính (1 chiếc cho kế toán trưởng và 1 chiếc cho 3 kế toán viên) nên nhiều khi các nhân viên kế toán không chủ động được trong công việc của mình. Sinh viên: Ninh Thị Thuỳ Trang - QT 903K 6666